Hình ảnh thi các hoạt động kỹ niệm ngày 22/12
Biết mà học không bằng thích mà học, Thích mà học không bằng vui say mà học... (Khổng Tử)
Tìm kiếm Blog này
Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016
Lịch sử ý nghĩa ngày 22/12
22/12 không chỉ là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà đã trở thành Ngày hội Quốc phòng toàn dân - Một ngày kỷ niệm đầy ý nghĩa đối với toàn thể nhân dân Việt Nam. Tháng 12-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Chỉ thị nhấn mạnh: "Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền..., đồng thời nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc..." Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân |
Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016
Bài dự thi nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam của học sinh lớp 6/7
NHỚ ƠN THẦY CÔ
Nhân ngày nhà giáo Việt Nam,
Vài dòng chử nhỏ kính dâng cô
thầy
Thầy cô như cha mẹ hiền,
Chắp em đôi cánh em bay vào đời.
Tình Thầy bát ngát muôn trùng,
Lòng cô như biển mênh mông tận
trời.
Nhớ trang giáo án ngày nào,
Cho em kiến thức chỉ toàn điều
hay.
Dạy em khôn lớn thành người,
Kính trên nhường dưới đi thưa về
trình.
Khi chúng em biết vâng lời,
Làm sao quên được nụ cười của cô.
Bao lần lầm lỗi dối gian,
Vòng tay dang rộng ôm em vào lòng.
Những lời an ủi ,động viên,
Tiếp em sức mạnh đời đời không
quên.
Ơn sâu nghĩa nặng Cô Thầy,
Cho em vững bước dời đời mai sau.
Quyết tâm gắng sức học hành,
Làm sao đừng để buồn lòng thầy cô.
Ôi người kỹ sư tâm hồn,
Ngày đêm nuôi dưỡng nhân tài quê
hương.
Dạy bao thế hệ học trò,
Hai từ “Cao Quý” xin tặng thầy
cô.
Nguyễn Quỳnh Hương
( lớp 6/7- Lý Tự Trọng)
CẢM XÚC VỀ NGÀY NHÀ GÁO VỆT NAM!
(Kính tặng thầy cô giáo)
Hằng năm, cứ vào cuối thu. Khi tiết trời se se lạnh, ta sẽ dễ dàng bắt gặp những cơn
mưa không mời mà tới , không
nói đã đi. Lúc đó, báo hiệu mùa hiến chương lại về, ngày
tết của các thầy cô giáo. Và
trong con mọi kí ức học trò ngây thơ lại ùa về . Nhân dip ngày nhà giáoViệt Nam, con muốn viết cảm tưởng của mình gửi đến thầy cô giáo, những
người cha, người mẹ thứ hai mà con vô cùng kính trọng và biết ơn sâu sắc.
Thầy cô là người dạy con nét chữ đầu tiên,
để rồi bây giờ con đã hiểu được sự ân
cần của cô, khi cầm tay con uốn
nắn từng nét chữ. Không chi đơn
thuần dạy con biết đọc, biết viết. Mà thầy cô đã hát ru con qua bài giảng bằng cả tấm lòng, đưa con
bay đến những miền xa của tổ quốc, những điều hay mới lạ trên thế giới này. Cô
đã truyền lửa cho con, truyền cho con sức mạnh niềm tin và chấp cánh ước mơ cho
con bay vào đời . Thầy cô là người lái đò thầm lặng, đưa con đến những bến bờ
vinh quang của tri thức.
Thầy cô ơi! công ơn của thầy cô như trời biển, đại dương bao la. Tình yêu đó luôn
cháy bỏng tràn ngập trong tim con. Lời giảng, sự ân cần, ấm áp như ngọn lửa đêm
đông, sưởi ấm bao thế hệ học trò. Những cô bé, cậu bé chập chững bước vào đời.
Con thật hạnh phúc khi được cắp sách tới trường. Con được sống, học tập trong
ngôi trường đẹp, được sự dìu dắt, chỉ dạy của thầy cô. Nhưng cũng thật bất hạnh
cho những trẻ em mồ côi, những người bạn cùng trang lứa không được đến trường.
Họ sẽ không cảm nhận được những điều kỳ diệu, những tình cảm ngọt ngào, những
bài học hay mà thầy cô đã dạy.
Hôm nay, cũng như bao mùa hiến
chương khác. Nhưng không biết sao? Trong lòng con tràn ngập một cảm xúc khó tả!
Con không còn là cô học trò tiểu học nữa, mà là cô học trò lớp sáu. Thầy cô,
bạn bè, trường lớp đều mới lạ. Và con
cũng đủ lớn để cảm nhận được gá trị cao quý của thầy cô. Nghề trồng người mà
được cả xã hội tôn vinh. Con thầm tự hứa với lòng mình, con sẽ cố gắng học tập, vâng lời cha mẹ, thầy cô. Con sẽ giành
được nhiều hoa điểm mười tươi thắm nhất để dâng tặng thầy cô giáo, xứng đáng là
“ Con ngoan, trò giỏi” để không phụ lòng dạy bảo của thầy cô giáo./.
Hồ Ngọc
Huyền My- lớp 6/7
Cuộc thi rèn luyện kỹ năng sống
Ngày 07/11/2016 Trường THCS Lý Tự Trọng tổ chức cuộc thi rèn luyện kỹ năng sống và nội qui, qui luật ứng xử của học sinh trong toàn trường.
Dưới đây là một số hình ảnh dự thi của học sinh lớp 6/7
Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016
Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016
Hội thi vẽ tranh nhân ngày PNVN
Bạn Phan Nguyễn An Nhật học sinh lớp 6/7 tham gia hội thi vẽ tranh đạt giải khuyến khích
Tác phẫm của Phan Nguyễn An Nhật đạt giải khuyến khích
Tiểu sử cụ Huỳnh Thúc Kháng
Tiểu
sử Huỳnh Thúc Kháng
Huỳnh Thúc Kháng hay Hoàng Thúc Kháng (Thuở nhỏ có tên là Huỳnh Hanh, hiệu là Mính Viên ; 1876–1947) là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng của Quảng Nam, từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng giao trọng trách là Quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi Người đi công tác dài ngày ở nước ngoài.
Nhắc đến ông, nhân dân
nước ta thường gọi ông với cái tên trìu mến, thân thương và vô cùng gần gũi là:
"cụ Huỳnh".
Huỳnh Thúc Kháng là một
trong Thập Ngũ Phụng Tề Phi của đất Quảng Nam xưa, ông là thủ khoa của kỳ thi
Hương năm 1900 (Canh Tý). Ông người làng Thạnh Bình, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên
Phước, tỉnh Quảng Nam .
Huỳnh Thúc Kháng đi học lúc 8 tuổi, đến năm 13 tuổi đã văn hay chữ tốt. Năm
Canh Tý (1900), ông dự thi Hương và đậu Giải nguyên. Ông nổi tiếng ở kinh đô
Huế, sánh cùng Trần Quý Cáp, Phạm Liệu. Năm Giáp Thìn (1904), ông đỗ Tiến sĩ.
Ông cùng với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Trần Quí Cáp là những nhà lãnh
đạo phong trào Duy Tân. Vì lý do đó, ông bị bắt trong năm Mậu Thân (1908), rồi
bị đày ở Côn Đảo suốt 13 năm (1908-1921) mới được trả tự do. Năm 1926, ông đắc
cử dân biểu rồi được cử làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kì. Trong ba năm
hoạt động ở Viện, ông cương quyết tranh đấu trong nghị trường, rồi nhân việc
chống lại Khâm sứ Pháp Jabouille, ông từ chức. Năm 1927, ông sáng lập ra nhà in và báo Tiếng
Dân, suốt thời gian này Ông làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo tại Huế cho đến khi
tờ báo Tiếng Dân bị đình bản (1943). Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Chủ
tịch Hồ Chí Minh mời ông ra tham gia nội các Chính phủ Liên hiệp lâm thời nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Năm 1946, khi Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, Huỳnh Thúc Kháng được cử làm quyền Chủ tịch nước. Thời gian này ông còn là chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân ViệtNam
(Liên Việt).
Cuối năm 1946, ông là đặc phái viên của chính phủ vào cơ quan Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Trung Bộ tại Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
Năm 1946, khi Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, Huỳnh Thúc Kháng được cử làm quyền Chủ tịch nước. Thời gian này ông còn là chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân Việt
Cuối năm 1946, ông là đặc phái viên của chính phủ vào cơ quan Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Trung Bộ tại Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
Tháng 3 năm 1947, Huỳnh
Thúc Kháng lâm bệnh nặng; Ngày Ngày 21 tháng 4 năm 1947 mất tại gia đình
chị Võ Thị Tuyết, thôn Phú Bình, xã Hành Phong, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng
Ngãi. Làm theo tâm nguyện của cụ, nhân dân đã an táng cụ trên đỉnh núi Thiên
Ấn. Nơi đây là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi – "Thiên Ấn niên hà"
(Ấn trời đóng xuống sông).
Trong khi tiến hành lễ
quốc tang cụ Huỳnh Thúc Kháng - Quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa,
Ban tổ chức lễ tang đã trang trọng uy nghiêm đọc bức thư của Chủ tịch Hồ Chí
Minh gửi:
“"Gửi toàn
thể đồng bào sau ngày cụ Bộ trưởng Huỳnh Thúc Kháng tạ thế.
Hỡi đồng bào yêu quý, Vị
chiến sĩ lão tiền bối Huỳnh Thúc Kháng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Hội trưởng Hội
Liên hiệp Quốc dân vừa tạ thế. Trước sự đau xót đó, Chính phủ ta đã ra lệnh làm
Quốc tang. Nhân dịp này, tôi có vài lời báo cáo cùng đồng bào. Cụ Huỳnh là một
người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước mà
trước đây Cụ bị bọn thực dân làm tội, đầy ra Côn Đảo. Mười mấy năm trường, gian
nan cực khổ. Nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của cụ Huỳnh chẳng
những không sờn lại thêm kiên quyết.
Cụ Huỳnh là người
mà giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khổ không làm nản chí, oai vũ không làm
sờn gan. Cả đời cụ Huỳnh không cầu danh vị, không cầu lợi lộc, không thèm làm
giàu, không thèm làm quan. Cả đời cụ Huỳnh chỉ phấn đấu cho dân được tự do,
nước được độc lập.
Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng
Đến nay nước Việt
Nam Dân Cộng hòa thành lập, Chính phủ ta mời Cụ ra. Tuy đã hơn 71 tuổi, nhưng Cụ vẫn hăng hái nhận lời. Cụ nói: "Trong lúc phục hưng dân tộc, xây
dựng nước nhà thì bất kỳ già, trẻ, trai, gái, ai cũng phải ra sức phụng sự Tổ
quốc”. Nay chẳng may Cụ Huỳnh sớm tạ thế, trước khi được thấy kháng chiến thành
công. Cụ Huỳnh tuy tạ thế nhưng cái chí vì nước, vì nòi của cụ vẫn luôn sống
mạnh mẽ trong lòng hai mươi triệu đồng bào chúng ta…”
Và, trong bài điếu văn
“Thương tiếc cụ Huỳnh Thúc Kháng” đọc đầy xúc động của đại diện Uỷ ban kháng
chiến hành chính tỉnh Quảng Ngãi đã kết thúc bằng hai vế đối thật súc tích, đầy
ý nghĩa:
“Làm nghệ sĩ không vinh,
tù Côn Lôn không nhục, khí tiết cội Tùng trơ mộ gốc.
Lãnh Bộ trưởng trọn tài,
quyền Chủ tịch trọn đức, tinh anh sao Vĩ chiếu ngàn thu”.
Cuộc đời và sự nghiệp của cụ Huỳnh là tấm gương
phản chiếu đầy đủ và quyết liệt về khát khao độc lập, dân chủ, tiến bộ của nhân
dân và dân tộc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - khi chưa có độc lập. Nhân kỷ niệm
140 năm ngày sinh Cụ Huỳnh Thúc Kháng (01/10/1876- 01/10/2016), đồng thời,
bày tỏ sự tri ân của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với nhà trí thức yêu nước
nhiệt thành, Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng chúng ta cần đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang, khơi dậy niềm tự hào
về lịch sử đấu tranh bất khuất, kiên cường của các thế hệ cha anh, củng cố niềm
tin vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Ngày 01/10/2016 lớp 6/7 tiến hành đại hội chi đội
Ngày 01/10/2016 lớp 6/7 tiến hành tổ chức đại hội chi đội. Chi đội lớp 6/7 mang tên Huỳnh Thúc Kháng
Quang cảnh buổi đại hội
BCH chi đội ra mắt
Cô giáo chủ nhiệm và BCH Chi đội
Chi đội trưởng ra mắt
Ngày khai trường
NGÀY 5 THÁNG 9 NĂM 2016 TOÀN THỂ HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN TRÊN CẢ NƯỚC CÙNG ĐẾN TRƯỜNG ĐỂ CHÀO ĐÓN NĂM HỌC MỚI 2016-2017
Cô Hiệu trưởng đánh tiếng trống khai trường trong buổi khai giảng
Cô và trò rất phấn khởi trong ngày khai giảng
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)